IoT (Internet of Things) Startup là cuộc thi thường niên do Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao tổ chức. Đây là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện tài năng, kêu gọi đầu tư, hợp tác. Với thành công bước đầu này, dự án sẽ tiếp tục được triển khai và phát triển thêm về ngôn ngữ, kĩ thuật để đưa đến cho thị trường sản phẩm tốt nhất.
Ngày hội Techno Startup Day và Vòng Chung kết Cuộc thi IoT Startup 2017 với chủ đề “Connected Devices” đã diễn ra thành công tại Trung tâm hội nghị 272, số 272 Võ Thị Sáu, TP.HCM Ngày 14/10/2017 vừa qua,
Nhóm sinh viên đến từ đại học FPT gồm: Lương Công Thuận, Nguyễn Thành Văn, Hoàng Trọng Thanh Tùng, Nguyễn Văn Thế Mỹ và Đặng Hương Lan Vượt đã vượt qua hơn 500 thí sinh, 80 đề tài của đã trở thành 1 trong 10 dự án xuất sắc bước vào vòng chung kết cuộc thi, với dự án “Nhà tiện nghi – Quản gia cho nhà thông minh” (VHome)
Theo chia sẻ của nhóm trưởng Lương Công Thuận, dự án nhà thông minh VHOME xuất phát từ lý do: “Ban đầu nhóm có ý định làm về IoT nhưng lại chưa biết bắt đầu thế nào. Mất khoảng một thời gian khảo sát thị trường nhóm mới đánh giá được smarthome là xu hướng “hot” hiện nay nên nhóm quyết định theo đuổi làm nhà thông minh. Tuy nhiên với một nền tảng phần mềm như sinh viên FPT chuyên ngành IS (Information System) thì IoT có lẽ chưa thể hiện được phần “software” trong đó, nên nhóm quyết đinh đưa trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligent) vào dự án như một giá trị cốt lõi của sản phẩm.”
VHome tạo được ấn tượng tốt tại chung kết cuộc thi IoT Start Up 2017 vì tính ứng dụng cao của dự án. (Ảnh: ĐH FPT)
Tổng quan về VHome
VHome được lấy cảm hứng từ Javis – trợ lý ảo trong bộ phim Iron Man. Trợ lý ảo cho nhà thông minh VHome có thể điều khiển các vật dụng trong nhà, đặc biệt hơn cả là nó có thể giao tiếp được tiếng Việt, vì thế việc sử dụng phần mềm trở nên dễ dàng hơn. Quá trình xử lý ngôn ngữ được nhóm lập trình một số thuật toán và sử dụng một số ứng dụng để hỗ trợ. Khi yêu cầu được đưa ra có từ mệnh lệnh khác nhau như: “bật đèn bên trái trong phòng ngủ dùm tôi” hoặc “bật đèn bên trái trong phòng ngủ đi”, Vhome vẫn hiểu mệnh lệnh chính và thực hiện, những câu khẩu lệnh theo thói quen vùng miền hoặc tiếng địa phương, người dùng có thể “dạy” thêm cho trợ lý ảo. Với các vật dụng không có tính năng điều khiển từ xa như đèn, quạt, máy đun nước,… một thiết bị âm tường sẽ được gắn vào phía sau công tắc để điều khiển.
Các gateway để điều khiển từ xa được các sinh viên lắp ráp vào các vật dụng trong nhà của từng phòng sẽ có các cảm biến để đo đạc môi trường như nhiệt độ, khói, khí gas, độ sáng,… và gửi các thông tin từ cảm biến đó về cho trợ lý ảo. Nhóm áp dụng phương pháp tương tự các hệ thống tự động hóa tự động xử lý trong từng tình huống cụ thể để phân tích tình trạng ngôi nhà và điều khiển các thiết bị cho phù hợp. Ví dụ lúc chủ nhà ngủ trong phòng, nếu nhiệt độ đang dưới 22 độ thì trợ lý ảo sẽ tăng nhiệt độ máy lạnh, hoặc khi người dùng ra khỏi nhà và thông báo cho trợ lý ảo, phần mềm này sẽ nhanh chóng tắt hết các vật dụng không cần thiết.
Đồng thời, VHome cũng là đồ án tốt nghiệp của nhóm và đã được phát triển dự án, thử nghiệm tại một quán cà phê và nhận được nhiều đánh giá tốt từ quản lí. Bên cạnh đó, anh Trương Long – cựu sinh viên ĐH FPT, đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp Công nghệ LILO (LILOTECH) khi nhận thấy nhóm bắt kịp xu hướng và dự án này có thể triển khai rộng ra bên ngoài, nagy sau đó cũng hỗ trợ các thành viên về vấn về kỹ thuật IoT và định hướng chiến lược sale, marketing. Ngoài ra, từ khi làm đồ án, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ đoàn trường FPT, thầy Trần Ngọc Tuấn, Thầy Kiều Trọng Khánh, Thầy Lâm Hữu Khánh Phương và phòng PDP của trường đại học FPT.
Nhóm sinh viên FPT trình bày dự án của mình. (Ảnh: ĐH FPT)
Tại Chung kết, với 7 phút thuyết trình và 8 phút phản biện với ban giám khảo, nhóm đã hoàn thành phần thi của mình. Nhóm cũng gặp không ít trở ngại, “Cả nhóm đã rất thành công trong sự đoàn kết suốt quá trình thực hiện dự án, tuy nhiên cũng có đôi cuộc cãi vã cả quán cà phê mà khách ai cũng dòm”, nhóm trưởng chia sẻ. VHOME không chỉ giúp nhóm hoàn thành đồ án tốt nghiệp với điểm số cao mà còn trở thành 10 trong 80 dự án xuất sắc trong cả nước, bước vào vòng chung kết cuộc thi IoT Start Up 2017, cùng thi đấu với những người đã dày dặn kinh nghiệm trong nghề, nhận được nhiều sự quan tâm, lời khen cũng như góp ý là món quà lớn nhất mà nhóm đạt được. Sử dụng công nghệ bắt kịp thời buổi hiện đại, VHOME là dự án có tiềm năng lớn trong tương lai. Nhóm dự định sẽ “góp phần đưa nền công nghệ thông tin Việt Nam dẫn đầu về mảng trí tuệ nhân tạo và có thể ra được thị trường nước ngoài”, nhóm chia sẻ.
Theo Hà Lê
Tổ chức giáo dục FPT – fpt.edu.vn
Add Comment